HÀNH TRÌNH KẾT NỐI NHỊP CẦU HỖ TRỢ ĐI LẠI CHO BÀ CON TẠI HUYỆN CỦ CHI
Khi nhắc tới Củ Chi thì thường ai cũng sẽ nghỉ tới một nơi rất nổi tiếng ở đó chính là địa đạo Củ Chi nhưng ít ai biết vị trí chính xác của nó, huyện Củ Chi tọa lạc ở phía Bắc thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 30km đi theo đường Xuyên Á. Phía Nam giáp huyện Hóc Môn, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, phía Tây Bắc giáp huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Và phía Tây Nam giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Dọc theo huyện Củ Chi sẽ thấy con sông Sài Gòn chảy qua. Địa hình của Củ Chi giảm dần theo 2 hướng tây bắc, đông nam và đông bắc, tây nam.
Mọi người chắc hẳn cũng đã nghe nhiều về tên gọi Củ Chi nhưng rất ít người biết nguồn gốc tên gọi của nó, Củ Chi là tên gọi dân gian của cây mã tiền có nhiều ở vùng đất này vào thời đó. Cây mã tiền là loại cây rừng, leo bằng móc, lá mọc đối có ba gân, hoa trắng, quả tròn, hạt dẹt như khuy áo, dùng làm thuốc. Củ Chi trở thành địa danh hành chính năm 1956. Củ Chi được đánh giá là một huyện đầy tiềm năng kinh tế trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên ở một số xã thuộc huyện Củ Chi vẫn còn khó khăn về tình trạng đi lại điển hình tại Cầu Ba Mia, thuộc địa phận xã Bình Mỹ huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hình ảnh toàn cảnh Cầu ba Mia
Được nghe người dân ở đây kể lại Cầu đã được xây dựng từ thời kháng chiến nhưng qua thời gian thì Cầu cũng đã bị hư hỏng, người dân ở đây cũng đã có tu sửa nhiều lần nhưng tình trạng Cầu thì ngày một xuống cấp, do những xe chở hàng cồng kềnh với tải trọng nặng làm cho thành cầu bị ngã và gãy nhiều chỗ, với độ dốc của cầu khá cao theo độ cong của Cầu khiến cho tình trạng xe cộ qua lại gặp nguy hiểm. Biết được tình trạng khó khăn cũng như mức độ nguy hiểm của Cầu Ba Mia mang lại cho người dân nơi đây, Câu lạc bộ Bất động sản Việt Nam (VREC) và Câu lạc bộ Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HREC) đã có chuyến khảo sát để thấy được tình trạng của Cầu hiện tại để kịp thời hỗ trợ cũng như kêu gọi các mạnh thường quân, các doanh nhân cùng chung tay góp phần nối tiếp nhịp Cầu cho người dân xã Bình Mỹ huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Dốc Cầu Ba Mia cao khiến cho người dân địa phương đi lại không thuận tiện dễ té ngã
Hôm đi khảo sát thì chúng tôi có gặp được anh Nhựt cán bộ ở Xã anh chia sẽ Cầu Ba Mia được xây dựng từ thời kháng chiến nên trước đây con kênh được cầu bắt qua vẫn còn có nhiều xuồng ghe qua lại, việc cầu xây dựng theo độ cong nhằm phục vụ cho phương tiện đường thủy hiện tại đã không còn phù hợp, do con kênh ở đây không còn được người dân sử dụng, cũng như với mức độ nguy hiểm của Cầu hiện tại do không còn thành Cầu với độ dốc khá cao như vậy khiến cho những chiếc xe chở hàng hóa nặng không dám chạy qua lại. Sau khi trò chuyện với anh Nhựt cán bộ ở Xã thì chúng tôi vô tình gặp được Cô 8 trò chuyện một hồi lâu thì tôi có hỏi Cô là tên Cầu Ba Mia từ đâu mà có Cô vừa cười vừa nói “thời xưa thì ai có uy nhất khu này thì được đặt cho Cầu mà Bác Ba Mia thì cũng được gọi là lão làng ở đây cho nên mọi người lấy tên cụ đặt tên cho Cầu và con kênh ở đây là Cầu Ba Mia và kênh Ba Mia”, nhưng thật sự đáng tiếc khi chúng tôi đã không gặp được Bác Ba Mia vì Bác đã mất cách đây không lâu.
Tôi hỏi thêm vậy Cô 8 có muốn có một cây Cầu mới không Cô ”Cô cười trả lời với gương mặt hạnh phúc có chứ cầu ở đây xây cũng đã lâu và đang bị xuống cấp, Cô đi bộ chứ đi xe cũng sợ lắm con à, do thành cầu bị ngã dốc thì lại cao Cô chạy xe yếu lắm nên chẳng dám chạy qua, nếu có cây Cầu mới thì người dân ở đây yên tâm hơn về vấn đề đi lại cũng như những chiếc xe chở hàng khi qua sẽ không còn thấy nguy hiểm nữa” cây cầu bê tông được xây dựng bởi địa phương cách đây hơn 10 năm với phần thành cầu đã hoàn toàn hư hỏng. Tình trạng di chuyển thiếu an toàn và không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân Xã Bình Mỹ huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hình ảnh thành Cầu Ba Mia đều bị ngã
Tại địa phương thì người dân cũng có mong muốn xây lại Cầu Ba Mia với thiết kế cống hộp vừa tiết kiệm được chi phí xây cầu vừa thuận tiện rút ngắn được khoảng cách, cũng như độ dốc cao của cầu để giảm bớt mức độ nguy hiểm cho người dân đi lại tại địa phương. Hiểu được tình trạng khó khăn và mức độ nguy hiểm của Cầu Ba Mia tại Xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh Câu lạc bộ Bất động sản Việt Nam (VREC) và Câu lạc bộ Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HREC) cũng đã thấy được tình trạng cũng như những câu chuyện đã nghe được từ bà con ở đây thì câu lạc bộ Bất động sản Việt Nam (VREC) và Câu lạc bộ Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HREC) sẽ có những hỗ trợ từ vận động quỷ từ thiện xây cầu ngày 05/01/2022 vừa qua “GIẢI GOLF TỪ THIỆN HREC 01-2022 KẾT NỐI ĐẦU TƯ” tại sân Golf Tân Sơn Nhất – Số 6 Tân Sơn, Gò Vấp Hồ Chí Minh. Chương trình diễn ra nhằm gây quỹ hoạt động xây cầu từ thiện cho các công trình những cây cầu có tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống của người dân từ đó góp phần vào công cuộc đổi mới nông thôn, kết nối giao thương và hỗ trợ đi lại cho bà con.
Mọi đóng góp xây Cầu Ba Mia tại Xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh xin gửi về:
+Tên TK: CÂU LẠC BỘ BẤT ĐỘNG SẢN TP. HỒ CHÍ MINH
+ Số TK: 0205000999999000
+ Ngân hàng TMCP Việt Á - CN TP.HCM
+ Nội dung: [Tên cá nhân, đơn vị và Nội dung gửi]
Thông tin thêm về Hoạt động xây cầu từ thiện xin vui lòng liên hệ: 0906.999.780 hoặc 0909.999.942.
#vrec #hrec #xaycaututhien