ĐỐI THOẠI CÙNG UBND THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC – VREC & HREC CHÂN THÀNH, SẴN SÀNG CÙNG DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRỞ LẠI SAU 15/09
Chiều nay 08/09/2021, Chương trình đối thoại trực tuyến giữa UBND Thành phố Thủ Đức cùng các doanh nghiệp, Hội, Câu lạc bộ doanh nghiệp đã diễn ra sôi nổi.
Chương trình có sự tham dự của đại diện HĐND, UBND Thành phố Thủ Đức; đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Hồ Chí Minh, đại diện các Ngân hàng thương mại, cùng các doanh nghiệp liên quan các ngành sản xuất, xây dựng, thương mại dịch vụ, vận chuyển và kho bãi.
Mở đầu Chương trình, đại diện Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh đã đưa ra những khẳng định về việc theo dõi, giám sát và đôn đốc các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện Thông tư 01, Thông tư 03 và mới đây nhất là Thông tư 14 (ký và có hiệu lực ngày 07/09/2021) về cơ cấu lại nợ, giãm lãi xuất lãi vay, giảm áp lực trả nợ vay của doanh nghiệp. Việc thực hiện các chương trình hỗ trợ tài chính thời gian qua được các doanh nghiệp đánh giá chưa hiệu quả, nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ từ chính phủ và các ưu đãi lãi suất từ ngân hàng thương mại.
Ở khía cạnh khác về mặt kiểm soát về giản cách và giờ giới nghiêm, nhiều doanh nghiệp đã thẳng thắn đề xuất được nới lỏng về giấy đi đường cũng như giờ giới nghiêm để từng bước bình thường lại trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp mong muốn được chủ động hơn trong công tác phòng chống dịch, tiếp cận nguồn vắc xin và lựa chọn phương thức sản xuất kinh doanh chứ không áp dụng rập khuôn 3T như hiện tại.
Hình ảnh Chương trình Đối thoại cùng UBND Thành phố Thủ Đức
Về các đề xuất về ứng phó với tình hình dịch bệnh và từng bước mở lại hoạt động sản xuất kinh doanh sau 15/09, chia sẻ tại Chương trình, Ông Nguyễn Quốc Bảo Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản VREC & HREC đã chia sẻ 8 ý kiến đề xuất, trong đó cấp bách nhất là Ứng dụng Chuyển đổi số cho Thành phố Thủ Đức ngay từ bây giờ như công chức giấy tờ mua bán tài sản, đăng bộ, xác nhận tài sản vay, xác nhận các thủ tục hành chính qua online bằng mã hóa bar code tương đương giá trị như chữ ký. Đồng thời, đề xuất cho đi lại với 2 nhóm đối tượng: đã tiêm mũi 2 trên 10 ngày hoặc F0 đã khỏi bệnh trên 10 ngày.
Thấu hiểu được các doanh nghiệp xây dựng không triển khai thi công được do giấy phép đi đường, triển khai 3T tại công trình xây dựng khó hơn tại nhà máy sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng... Ông Nguyễn Quốc Bảo cho rằng, đây là nguyên nhân dẫn đến ách tắc các công trình xây dựng kéo theo các công ty phụ thuộc liên quan hệ sinh thái của công trình cũng bị ảnh hưởng theo.
Ông Nguyễn Quốc Bảo cũng đề xuất các cấp chính quyền cần thường xuyên tổ chức tương tác với doanh nghiệp nhiều hơn; các thể chế tài chính cần xem xét giảm lãi suất, hoãn nợ, tăng hạn mức; gói hổ trợ (cụ thể gói hỗ trợ nghị định 68 của Thủ tướng chính phủ) cần nói là làm và có hướng dẫn cụ thể; công chứng, thẩm định cho vay mà không cấp giấy đi đường thì không thực hiện được, gởi trực tuyến thì ủy ban cũng giữ hồ sơ, chưa triển khai được và thực hiện công tác kiểm tra âm tính và tiêm ngừa vắc-xin song song.
Phản hồi các ý kiến từ Hội đoàn và doanh nghiệp, Đồng chí Hoàng Tùng – Chủ tịch UBND Thành phố Thủ Đức đã nêu ra các định hướng quan trọng, trong đó nhấn mạnh việc thí điểm cho các doanh nghiệp đăng kí được mở cửa hoạt động từ 15/09, từ đó lấy kinh nghiệm và đề xuất để mở cửa hoạt động rộng rãi từ 30/09. 3 nhóm ngành quan trọng hướng tới trong đợt thí điểm lần này là Doanh nghiệp sản xuất, Doanh nghiệp xây dựng và Doanh nghiệp Thương mại Dịch vụ.
Với quan điểm phòng chống dịch đi từ các doanh nghiệp và tìm ra giải pháp đảm bảo sự an toàn và sự an tâm của doanh nghiệp, chương trình là một cuộc đối thoại cởi mở mang hơi thở thời sự và văn minh.
Câu lạc bộ Bất động sản Việt Nam (VREC) và Thành phố Hồ Chí Minh (HREC) chia sẻ sự hăng hái và tinh thần sẵn sàng đồng hành cùng Hội viên và các Đối tác thân hữu sau thời gian dài giãn cách và quay trở lại hoạt động bình thường.
#vrec #hrec #dexuatdoisachchongdich