BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG HƯỞNG LỢI TỪ DÒNG VỐN FDI

28/07/2023
4323 lượt

Bình Dương được mệnh danh là 'thủ phủ công nghiệp' với số lượng khu công nghiệp chiếm 1/4 cả nước. Đây cũng là địa phương nhóm dẫn đầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), mở ra cơ hội lớn cho thị trường bất động sản phát triển.

Một khu công nghiệp ở Bình Dương - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Số liệu báo cáo của Sở KH-ĐT tỉnh Bình Dương 6 tháng đầu năm 2023 cho thấy, Bình Dương tiếp tục tạo được niềm tin với các nhà đầu tư nước ngoài, là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.

Bình Dương tiếp tục là điểm đến của dòng vốn FDI

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2023, có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh Bình Dương, trong đó dự án đầu tư mới lớn nhất thuộc Tập đoàn Pandora (Đan Mạch) với vốn đầu tư hơn 163 triệu USD, chiếm 16,7% tổng vốn đăng ký. 

Về góp vốn mua cổ phần, Hà Lan đứng đầu với 2 dự án có vốn 321,5 triệu USD, chiếm 33% tổng vốn đăng ký; tiếp theo lần lượt là Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Hoa Kỳ...

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Bình Dương đã thu hút trên 967 triệu USD với 45 dự án mới, 20 dự án điều chỉnh tăng vốn và 70 dự án góp vốn mua cổ phần.

Lũy kế đến ngày 30-6, có 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Bình Dương. Trong đó 10 quốc gia và vùng lãnh thổ là Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Samoa, Hàn Quốc, British Virgin Islands, Hồng Kông, Trung Quốc, Đan Mạch, Hoa Kỳ có tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 33,57 tỉ USD, chiếm 84% tổng vốn FDI toàn tỉnh.

Tính đến ngày 30-6, toàn tỉnh Bình Dương có trên 4.100 dự án đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký trên 40 tỉ USD. Với con số trên tỉnh Bình Dương đang đứng thứ 2 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), sau TP.HCM.

Bất động sản chiếm gần một nửa vốn FDI vào Bình Dương

Trong 6 tháng đầu năm 2023, dù chịu nhiều tác động bởi tình hình khó khăn toàn cầu, Bình Dương vẫn là điểm sáng về thu hút FDI. Dòng vốn FDI gần đây không chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, mà còn đổ vào bất động sản, thương mại, dịch vụ.

Trong đó, lĩnh vực bất động sản thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với một dự án cấp mới, một dự án tăng vốn và 5 lượt dự án đăng ký góp vốn, mua cổ phần, tương đương tổng số vốn đầu tư gần 477 triệu USD chiếm trên 49% tổng vốn FDI vào tỉnh. 

Địa phương cũng tăng cường hợp tác với các tập đoàn lớn toàn cầu như Warburg Pincus, Sembcorp, Tokyu, CapitaLand Development, Aeon...

Tập đoàn CapitaLand cũng ký kết hợp tác dự án phát triển thành phố thông minh có vốn đầu tư hơn 500 triệu USD triển khai tại thành phố mới Bình Dương. Dự án thành phố thông minh cung cấp khoảng 3.700 căn hộ cho khoảng 13.000 cư dân.

Về mặt tổng thể, Bình Dương có nhiều dư địa và lợi thế để thị trường bất động sản sôi động trở lại. Tỉnh đang triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch đầu tư phục vụ phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, nhiều công trình hạ tầng quan trọng khi hoàn thiện sẽ tạo điều kiện phát triển bất động sản. 

Để tạo động lực cho sự phát triển liên vùng, Bình Dương đang dồn lực triển khai các dự án như Vành đai 3, Vành đai 4 TP.HCM, cao tốc TP.HCM - Chơn Thành, cầu Bạch Đằng 2 nối Bình Dương và Đồng Nai, mở rộng Quốc lộ 13, hoàn thiện trục đại lộ Mỹ Phước - Tân Vạn - Bến Cát - Bàu Bàng...

Ngoài bất động sản thương mại, Bình Dương cũng đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp và sản xuất. Dự kiến thời gian tới, tỉnh sẽ có thêm các khu công nghiệp theo hướng không phát thải, thân thiện với môi trường, tiêu biểu là khu công nghiệp VSIP III.

Bất động sản Dĩ An hưởng lợi từ vốn FDI

Theo các chuyên gia nhận định, thị trường bất động sản Bình Dương gắn liền với sự phát triển công nghiệp. 

Do đó, khi mức tăng trưởng của dòng vốn FDI tốt sẽ là chất xúc tác cho sự phát triển của thị trường bất động sản, đặc biệt là dòng sản phẩm cao cấp dành cho giới chuyên gia, quản lý đến Bình Dương làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp.

Hiện nay, TP. Dĩ An có 8 khu công nghiệp đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy ở mức cao, do đó địa phương này được hưởng lợi từ dòng vốn FDI chảy vào địa phương.

Thời gian qua, TP. Dĩ An đã tập trung các nguồn lực, thu hút đầu tư, tranh thủ nguồn vốn, phát triển kinh tế - xã hội. Theo báo cáo, trong năm 2022, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ hàng hóa của thành phố thực hiện trên 132 ngàn tỷ đồng giá trị sản xuất công nghiệp thành phố đạt 136 ngàn tỉ đồng, trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 51,55%. 

Chính nhờ những tiềm năng “khổng lồ” chưa được khai phá mà TP. Dĩ An đã thu hút nhiều doanh nghiệp bất động sản tham gia vào quá trình kiến thiết, đầu tư xây dựng đô thị, dự án chung cư để hái quả ngọt từ dòng vốn FDI mang lại.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã đầu tư nhiều dự án chung cư góp làm thay đổi bộ mặt, canh quan đô thị TP Dĩ An, như dự án Opal Boulevard, Him Lam Phú Đông, Phú Đông Premier, Phú Đông Sky Garden,…

Ngoài ra, tới đây, thành phố trẻ Dĩ An sẽ có sự góp mặt, tham gia thị trường của Tập đoàn Pi Group với dự án Picity Sky Park tại phường An Bình. Dự án có quy mô 10.611 m2, gồm 3 khối nhà chung cư cao 21 - 40 tầng, cung cấp ra thị trường 1.319 căn hộ (226 căn officetel, 22 căn shophouse) cùng nhiều tiện ích hiện đại.

Đây là minh chứng cho sức hút của thị trường bất động sản TP Dĩ An với các nhà đầu tư trong bối cảnh tốc độ đô thị hoá của thành phố này đang diễn ra nhanh chóng kéo theo nhu cầu về nhà ở, cho thuê ngày càng lớn.

 

Mới đây, TP. Dĩ An vừa được Thủ tướng Chính phủ trao quyết định công nhận là đô thị loại 2 và đang phấn đấu trở thành đô thị loại 1 vào năm 2025.

Trong giai đoạn tiếp theo, chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại được thành phố xác định là nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột phá để xây dựng TP. Dĩ An xứng tầm đô thị loại 2, tạo động lực quan trọng phát triển vững chắc trong tương lai