ĐẠI DIỆN CLB BẤT ĐỘNG SẢN TP.HCM (HREC) CHỦ TỊCH NGUYỄN QUỐC BẢO ĐỀ XUẤT 7 KIẾN NGHỊ ĐÓNG GÓP CHÍNH SÁCH LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN

31/08/2022
1084 lượt

 

TỔNG KẾT HỘI NGHỊ TIẾP XÚC, ĐỐI THOẠI DOANH NGHIỆP THÀNH PHỐ NĂM 2022

 

Ngày 31/8 vừa qua, Thành ủy, Hội Đồng Nhân Dân, Uỷ Ban Nhân Dân, Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Thành Phố Hồ Chí Minh TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TIẾP XÚC, ĐỐI THOẠI DOANH NGHIỆP TP.HCM NĂM 2022.


Hình ảnh các Lãnh Đạo Thành Phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp tại Hội Nghị Tiếp Xúc, Đối Thoại Doanh Nghiệp TP.HCM 2022

* Chủ trì hội nghị là các đồng chí:

  • Ông Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM
  • Ông Phan Văn Mãi - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP
  • Bà Nguyễn Thị Lệ - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP
  • Bà Trần Kim Yến - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM.

 

* Phía đại diện Câu Lạc Bộ Bất Động Sản Thành Phố Hồ Chí Minh (HREC) có sự góp mặt của:

  • Ông Nguyễn Quốc Bảo – Chủ tịch CLB Bất động sản TP.HCM (HREC), Chủ tịch Công ty CP Đầu Tư Vốn Và Bất Động Sản DT24.VN
  • Ông Trần Lệ Nguyên – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn KIDO
  • Ông Thái Tuấn Chí – Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thời trang Thái Tuấn
  • Ông Phạm Linh – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Á – VietABank
  • Ông Trần Văn Mười  – Giám đốc Công ty TNHH Nhà Đất Nhân
  • Ông Võ Duy Nghĩa – TGĐ Công ty CP Mekong One
  • Bà Phạm Thị Nguyên Thanh – TGĐ Công ty Cổ phần Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh


Hình ảnh Ông Nguyễn Quốc Bảo – Chủ tịch CLB Bất Động Sản TP.HCM (HREC), Chủ tịch Công ty CP Đầu Tư Vốn Và Bất Động Sản DT24.VN phát biểu tại Hội Nghị Tiếp Xúc, Đối Thoại Doanh Nghiệp Thành Phố Năm 2022

Tham dự chương trình, Ông Nguyễn Quốc Bảo – Chủ tịch CLB Bất Động Sản TP.HCM (HREC), Chủ tịch Công ty CP Đầu Tư Vốn Và Bất Động Sản DT24.VN đề xuất 7 kiến nghị đóng góp chính sách trong lĩnh vực bất động sản:

thứ nhất, cần bổ sung các quy định về pháp luật tiếp cận đất đai và sử dụng đất. Nhà nước cần tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp tiếp cận đất đai một cách dễ dàng.

Thứ hai, minh bạch thông tin đất đai sẽ góp phần gia tăng kiểm soát quyền lực Nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

Thứ ba, các loại đất đầu tư kinh doanh bất động sản rất cần, bổ sung thêm chủng loại và đa dạng hóa sản phẩm cung ứng cho thị trường tiềm năng như: Chung cư mini, căn hộ văn phòng, căn hộ du lịch, nhà phố thương mại, nhà phố du lịch, nhà ở cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, nhà vườn thông minh, rừng sản xuất, rừng trồng nhân giống động vật và thực vật...

Thứ tư, định hướng sửa đổi luật tập trung vào các nội dung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một công cụ quan trọng, góp phần sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững. Quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phân bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Quy hoạch sử dụng đất phù hợp cũng là yếu tố thu hút các nhà đầu tư. Quy hoạch sử dụng đất cần bảo tồn các giá trị truyền thống văn hóa, cảnh quan, di tích lịch sử của đất nước. Quy hoạch sử dụng đất phải phù hợp với không gian và phải có quy hoạch vùng xử lý chất thải lỏng, thải khí, thải rắn và chất thải nguy hại do khu công nghiệp gây ra...

Thứ năm, Việt Nam hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng và các nước trong khu vực để giải quyết các vấn đề môi trường liên quốc gia.

Thứ sáu, nên sửa đổi quy định trích 20% quỹ đất để xây nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại. Đây là quy định còn quá nhiều bất cập, chúng tôi đề nghị nên loại bỏ càng sớm càng tốt.

Thứ bảy, cần bổ sung các quy định phù hợp để thúc đẩy phát triển bất động sản du lịch. Pháp luật đất đai hiện tại đã đi sau quá xa so với nhu cầu phát triển bất động sản du lịch hiện tại. Pháp luật chưa có quy định cụ thể về cơ chế quản lý, sử dụng đất vào mục đích hỗn hợp (vừa sử dụng làm đất ở, vừa sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ và văn phòng) cũng như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với loại hình bất động sản này. Cần nhanh chóng bổ sung các quy định phù hợp đối với loại hình bất động sản đang rất được quan tâm này, tạo động lực cho ngành du lịch phát triển.

* Về cuộc khảo sát được thực hiện trước Hội nghị giúp thấu hiểu doanh nghiệp:

Thường trực HĐND TP đã chỉ đạo và giao cho Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP tiến hành một cuộc khảo sát nhanh đối với các DN trên địa bàn TP với chủ đề “Cải thiện môi trường đầu tư - Đồng hành cùng doanh nghiệp” với mục đích:

  • Mong muốn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, trao đổi của các DN.
  • Kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của người dân và DN trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Ghi nhận các đề nghị, kiến nghị, đề xuất, hiến kế của cử tri DN nhằm đóng góp cho việc xây dựng và thực hiện chính sách để cải thiện môi trường đầu tư, góp phần cho sự phát triển của TP và đất nước.

 

Kết quả khảo sát ý kiến và góp ý từ doanh nghiệp đưa ra 3 thực trạng chính và một số giải pháp đề xuất như sau:

Thực trạng 1: Thủ tục hành chính hiện nay còn phức tạp, rườm rà. 

Kết quả: DN mất nguồn kinh phí chạy theo để sửa đổi, đào tạo tốn chi phí.

→ Đề xuất giải pháp: DN đề xuất cần cung cấp thông tin nhanh và chi tiết đến các DN về thay đổi các chính sách, các quy định của pháp luật để DN chủ động thực hiện.

Thực trạng 2: Các thông tin, thủ tục và thời gian giải quyết, trả kết quả thủ tục hành chính chưa minh bạch.

→ Đề xuất giải pháp: Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, chế độ chính sách và tăng cường các nguồn lực, cần áp dụng công nghệ thông tin nhiều hơn để giảm bớt thủ tục giấy. 

Thực trạng 3: Tình trạng nguồn lao động khan hiếm, thiếu nhóm lao động công nhân kỹ thuật có tay nghề, kể cả lao động phổ thông, trung cấp tuyển dụng rất khó khăn.

→ Đề xuất giải pháp: Cần có chính sách thu hút lao động phù hợp, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và tạo thêm các kênh kết nối giữa DN và người lao động đang tìm kiếm việc làm, giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động…

Một số đề xuất khác:

  • Tăng khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính, đẩy mạnh việc huy động đầu tư từ xã hội để khai thác hiệu quả tài nguyên đất và không gian đô thị.
  • Rà soát những quỹ đất hiện có, xử lý tài sản nhà đất sử dụng không hiệu quả. 
  • Thực hiện chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sau dịch Covid-19, chính sách hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ lực của Thành phố,…
  • Tạo điều kiện vay vốn với lãi suất ưu đãi
  • Không phân đối xử giữa các DN

 

Bên cạnh đó, Câu Lạc Bộ Bất Động Sản Thành Phố Hồ Chí Minh (HREC) với tinh thần “Góp Sức Xây Dựng Thành Phố Giàu Đẹp” CLB vinh dự được gắn bó, góp sức xây dựng và đồng hành cùng Thành Phố để cùng giải quyết khó khăn và thách thức, đồng thời đầy mạnh xây dựng, tiến bộ, trở thành một thành phố văn minh, hiện đại. Để làm nên một Thành Phố hào hoa, năng động, sáng tạo qua sự chung tay góp sức của nhiều thế hệ.

Tổng kết lại, HỘI NGHỊ TIẾP XÚC, ĐỐI THOẠI DOANH NGHIỆP THÀNH PHỐ NĂM 2022 đã diễn ra thành công đúng với mục đích tạo nên cuộc đối thoại giữa Đại diện ban lãnh đạo thành phố và Các doanh nghiệp Việt Nam để thấu hiểu những trở ngại đang gặp phải và cùng tìm ra những giải pháp phù hợp cho cả đôi bên.