ĐẠI DIỆN CLB BẤT ĐỘNG SẢN TP.HCM (HREC) CHỦ TỊCH NGUYỄN QUỐC BẢO ĐỀ XUẤT 4 KIẾN NGHỊ VỀ ĐÓNG GÓP CHÍNH SÁCH VỀ LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN

03/03/2023
430 lượt

Sáng nay 03.03.2023,  tại trụ sở Uỷ ban MTTQ Việt Nam TPHCM tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Chủ trì: Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TPHCM Phan Kiều Thanh Hương 

Đại diện Câu Lạc Bộ Bất Động Sản Việt Nam (VREC):

  • Ông Nguyễn Quốc Bảo – Chủ tịch CTCP Đầu Tư Vốn & Bất Động Sản DT24.VN, Chủ tịch Câu lạc bộ Bất Động Sản Việt Nam (VREC).
  • Ông Ngô Thanh Tùng - Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ Công Ty CP ACTIVATE


Quan cảnh tại Hội Nghị 

Tại hội nghị, đa số các đại biểu cho rằng, thời thời gian qua, nhiều dự án đã có quy hoạch nhưng chậm triển khai thực hiện đến hơn chục năm, ảnh hưởng rất lớn đến quyền của người sử dụng đất, cụ thể như: không cho phép xây dựng, sửa chữa gây thiệt hại cho người dân, làm phí tài nguyên đất trong khi người dân lại không có đất để sản xuất, kinh doanh... Do đó, đề nghị cần làm rõ hơn quyền của người sử dụng đất trong vùng quy hoạch đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đặc biệt, dự thảo luật cần qui định chế tài xử lý và thực hiện nghiêm khi xuất hiện các dự án “treo” để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và việc sử dụng đất hiệu quả, tránh lãng phí.

Tham dự chương trình, Ông Nguyễn Quốc Bảo – Chủ tịch Công ty CP Đầu Tư Vốn Và Bất Động Sản DT24.VN, Chủ tịch CLB Bất Động Sản TP.HCM (HREC) đề xuất 4 kiến nghị đóng góp chính sách trong lĩnh vực bất động sản:

  • Chúng ta nên có qui hoạch tổng thể từng loại đất để dựa vào đó thực hiện theo luật của từng loại đất ở, đất nông nghiệp, đất khu công nghiệp, đất giáo dục, bến bãi kho tàng hoặc giao thông... ví dụ Singapore đã có quy hoạch từ thời Thủ tướng Lý Quang Diệu cách đây 60 năm vẫn còn sử dụng. Vậy với thời điểm này chúng ta đã có internet đã có trí tuệ nhân tạo đã có data tốc độ thông tin nhanh ... chúng ta sẽ làm qui hoạch tốt hơn, Tôi dùng được lâu dài từ đó cán bộ nhân viên Nhà nước và nhân dân, doanh nghiệp dựa vào đó để thực hiện qui trình cấp phép theo pháp luật sẽ hiệu quả. Không phải xin cho hoặc bàn bạc, xin ý kiến cấp trên.
  • nên sửa đổi quy định trích 20% quỹ đất để xây nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại. Đây là quy định còn quá nhiều bất cập, chúng tôi đề nghị nên loại bỏ càng sớm càng tốt. Việc quy định 20% nhà ở cho thuê hiện nay đang không có người thuê. Vì vậy, chúng ta nên sửa đổi theo hướng giảm xuống còn 5 - 10%. Điều này sẽ giúp giảm lãng phí ngân sách, còn những dự án nào mà không ai thuê thì nên cho doanh nghiệp bán. Như nhiều doanh nghiệp hiện nay đang vướng hàng ngàn căn hộ cho thuê mà không ai thuê.
  • Về đền bù giải phóng mặt bằng để lập dự án đề nghị nhà nước có biện pháp can thiệp hỗ trợ khi doanh nghiệp đã hoàn thành 95% đền bù, còn lại 5% có thể đền bù ở  mức hợp lý không vượt quá 200% so với giá bình quân của 95% đã đền bù, để tránh khỏi những thành phần lợi dụng đòi hỏi giá đền bù cao, làm nhà đầu tư không thể triển khai thực hiện làm dự án treo rất lâu, không kích thích kinh tế phát triển.
  • Về các quy định đấu giá, khi nhà đầu tư đấu giá thành công thì nhà nước phải lập phương án và giấy phép xây dựng chi tiết một phần trăm, để nhà đầu tư trúng thầu có thể lập tức triển khai nhanh chóng thực hiện xây dựng để phát triển kinh tế. Thay vì, sau khi trúng thầu rồi mới bắt đầu đi xin giấy phép, có thể mất thêm vài năm.

 

​​​​​​​PGS-TS Đặng Văn Phan (Phó Chủ tịch Hội Địa lý Việt Nam, Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam TP, Chủ tịch Hội Địa lý TP) thì cho rằng trong thực hiện quy hoạch có liên quan đến vấn đề thu hồi đất, chỉ thu hồi đất đối với các dự án, công trình công cộng như bệnh viện, trường học, giao thông. Còn thu hồi đất với mục đích, phát triển kinh tế - xã hội, khu đô thị, nhà ở thì phải thực hiện theo cơ chế thỏa thuận. Và giá thỏa thuận là theo giá thị trường.

Theo ông Phan, nên lấy ý kiến nhân dân càng nhiều càng tốt vì đây là đạo luật có ý nghĩa vô cùng to lớn. Ông đề nghị ban soạn thảo rà soát lại toàn bộ các luật, cái nào không đồng bộ với Luật Đất đai thì phải sửa cho đồng bộ. Trong khi, ban soạn thảo phải xử lý rất nhiều ý kiến khác nhau, nhận thức khác nhau. Khối lượng công việc thật quá lớn, quá sức. 

Do vậy, ông Phan đề nghị các ý kiến đến 15-3-2023 chưa được thu thập hết, chưa xử lý kịp và chất lượng dự thảo luật vẫn có vấn đề thì đề nghị Quốc hội có thể nghiên cứu cho lùi lại thời gian lấy ý kiến.